Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

CHỈ ĐỊNH THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN VÔ CƠ

CHỈ ĐỊNH THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN VÔ CƠ

Ngày 20/4/2017, Bộ Công Thương chỉ định Viện Năng Suất Chất Lượng Deming địa chỉ số 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thực hiện việc thử nghiệm phân bón vô cơ phục vụ quản lý Nhà nước.
Danh mục các phép thử được chỉ định đối với các sản phẩm phân bón vô cơ quy định tại phụ lục kèm theo quyết định của văn phòng công nhận chất lượng công nhận Phòng thử nghiệm thuộc Viện Năng Suất Chất Lượng Deming phù hợp theo ISO/IEC 17025:2005 (VILAS 953), phù hợp với các phương pháp thử đối với các chỉ tiêu và loại phân bón tương ứng quy định tại các quy chuẩn kĩ thuật (đối với những phân bón vô cơ đã có quy chuẩn kỹ thuật) và tại Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hỗ trợ thông tin vui lòng liên hệ
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
Hồ Chí Minh: Ms.Mỹ: 0903.516.399

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

NHÃN PHÂN BÓN

Điều 41. Nguyên tắc ghi nhãn phân bón
1. Phân bón lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.
2. Nhãn phân bón phải được in trên bao bì phân bón ở vị trí dễ nhận biết, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các phần của bao gói.
3. Kích thước của nhãn phân bón do tổ chức, cá nhân tự xác định nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
4. Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn phải rõ ràng.
Đối với những nội dung bắt buộc trên nhãn thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn (ví dụ: đen - trắng, đen - vàng nhạt, nâu đậm - trắng, xanh tím than - trắng).
Chữ in trên nhãn có cỡ tối thiều là 14 (point), phông chữ Times New Roman (hoặc tương đương), không in chữ dọc, chéo hoặc uốn lượn.
Nếu in các hình ảnh, hinh vẽ minh họa không được in chìm dưới các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn.
5. Ngôn ngữ ghi trên nhãn phân bón phải được ghi bằng tiếng Việt.
Các nội dung sau đây có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ La-tinh: tên các thành phần dinh dưỡng, hàm lượng của phân bón trong trường hợp không dịch ra tiếng Việt; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, sản xuất phân bón.

6. Nội dung ghi trên nhãn phải trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của phân bón (kể cả tờ hướng dẫn sử dụng), đúng với nội dung theo Mẫu số 30 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định nàyvà Quyết định công nhận phân bón được phép lưu hành.
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS.MỸ - 0903.516.399

LẤY MẪU THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN

Điều 39. Lấy mẫu thử nghiệm phân bón
1. Lấy mẫu phân bón
a) Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phải do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón thực hiện;
b) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
c) Đối với loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.
2. Thử nghiệm chất lượng
a) Việc thử nghiệm chất lượng phân bón để đánh giá hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước phải do phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định thực hiện;

b) Trường hợp không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng, người sản xuất, đóng gói, buôn bán có thể đề nghị bằng văn bản đối với cơ quan kiểm tra thử nghiệm lại đối với mẫu lưu ở một tổ chức thử nghiệm được chỉ định khác. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí thử nghiệm mẫu này do người sản xuất, đóng gói, buôn bán chi trả.
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS.MỸ - 0903.516.399

TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Điều 27. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng gói phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Thủ tục nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Tổ chức, cá nhân nộp một bộ hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại các Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định này cho cơ quan có thẩm quyền cấp đề nghị cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận;
2. Hình thức nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ và nộp theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp;
b) Gửi qua đường bưu điện;
c) Nộp qua Cổng thông tin điện tử.
Đối với hình thức nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử thì khi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng gói phân bón hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp các văn bản, tài liệu quy định tại các Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định này.
3. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận
a) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, cấp lại khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị hư hỏng, mất, sai thông tin, có thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại giữ nguyên thời hạn của giấy đã cấp.
c) Trường hợp không cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận cơ quan có thẩm quyền cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG


MS.MỸ - 0903.516.399

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN - 0903.516.399

Văn phòng Chính phủ vừa ký ban hành Công văn số 2000/VPCP-NN gửi Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón trên tinh thần, giao Bộ NN&PTNT là đơn vị chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về phân bón.

Theo đó, để thực hiện Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 có quy định Bộ NN&PTNT quản lí nhà nước về phân bón và để thống nhất quản lí nhà nước về phân bón, bao gồm phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón khác.

Chính phủ có ý kiến như sau: Bộ NN&PTNT căn cứ nhiệm vụ quản lí nhà nước về phân bón được giao tại Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017, chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, các bộ, ngành, tổ chức liên quan tiếp nhận hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón của Bộ Công thương đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 2384/VPCP-KTN ngày 6/4/2016.
Khẩn trương rà soát, nghiên cứu soạn thảo nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 202 về quản lí phân bón để trình Chính phủ trong tháng 6/2017. Bộ Công Thương chuyển giao hồ sơ xây dựng dự thảo nghị định cho Bộ NN&PTNT để nghiên cứu, tiếp thu.
Trước đây, lĩnh vực phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý. Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác. Việc hai bộ cùng quản lý lĩnh vực phân bón đã nảy sinh nhiều bất cập, chồng chéo trong quản lý. Do vậy, tháng 11/2016, Hiệp hội Phân bón Việt Nam có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị, giao việc quản lý ngành phân bón cho một bộ.
Để quản lý ngành phân bón, Bộ NN&PTNT đã thống nhất chủ trương giao cho Cục Bảo vệ thực vật hực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về phân bón.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

PHÂN BÓN NHẬP KHẨU

Theo Điều 10, NĐ 41/2013/NĐ - BNPTNT với những sản phẩm phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm, hàng mẫu, phân bón quá cảnh, gia công sẽ không phải làm hợp quy, và thực hiện theo NĐ số 187/2013/NĐ - CP về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Điều 10. Giấy tờ, tài liệu để nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Trường hợp nhập khẩu để kinh doanh
Ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa, tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu phân bón hữu cơ, phân bón khác phải xuất trình cho Cơ quan Hải quan giấy tờ, tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận hợp quy hoặc phiếu kết quả thử nghiệm lô phân bón nhập khẩu do Phòng thử nghiệm phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón của nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) với Việt Nam cấp.

2. Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, làm hàng mẫu, nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác và các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Thủ tục nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm :

  • Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
  • Các tài liệu về đặc tính và các độc tính của phân bón khảo nghiệm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi rõ lĩnh vực kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp phép
  • Nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm khảo nghiệm” không dùng để kinh doanh
  • Hạn mức nhập khẩu dựa trên liều lượng sử dụng cho loại cây trồng,loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn;tổng diện tích khảo nghiệm không được vượt quá 30 ha cho một loại phân bón

Thủ tục nhập khẩu phân bón để sản xuất ,kinh doanh:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi rõ lĩnh vực kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp phép
  • Bản sao Thông báo bản công bố hợp quy của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về chất lượng các loại phân bón nhập khẩu
  • Phiếu kết quả thử nghiệm do tổ chức có thẩm quyền thừa nhận hoặc giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn của tổ chức hợp quy phân bón
CHỨNG NHẬN HỢP QUY
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MS.MỸ: 0903.516.399

CÁC LOẠI PHÂN BÓN

Kính gửi Qúy khách hàng
Theo quy định của thông tư 29-2014/BCT:
Điều 4. Các loại phân bón vô cơ
1. Phân bón đơn đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn, gồm:
a) Phân đạm: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng là đạm. Các loại phân đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni, clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và hợp chất chứa nitơ có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;
b) Phân lân: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng là lân. Các loại phân lân bao gồm phân lân nung chảy, supephosphat đơn, supephosphat kép, supe phosphat giàu, canxi phosphat và các hợp chất có chứa phospho có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;
c) Phân kali: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng là kali. Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và các hợp chất chứa kali có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
2. Phân trung lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trung lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
3. Phân vi lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng vi lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
4. Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít nhất 2 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng liên kết bằng liên kết hóa học (Phân diamoni phosphat (DAP), monoamoni phosphat (MAP), sunlhat kali magie, kali nitrat, amoni polyphosphat (APP), nitro phosphat, kali dihydrophosphat…) có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
5. Phân hỗn hợp: Được sản xuất bằng cách trộn từ hai loại phân bón vô cơ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này trở lên có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.

6. Phân bón quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này có chứa thành phần phân bón hữu cơ nhỏ hơn 5% là phân bón vô cơ.  
CHỨNG NHẬN HỢP QUY
LIÊN HỆ: ĐẶNG THỊ MỸ
MB: 0903.516.399

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

VÌ SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

VÌ SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

Chứng nhận và công bố hợp quy là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp lưu hành phân bón trên thị trường. Bên cạnh đó, chứng nhận hợp quy phân bón giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả về kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng…

Phân bón là gì?
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Phân bón bao gồm phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón vô cơ và hữu cơ nêu trên.
Sự cần thiết của chứng nhận hợp quy phân bón
Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón - loại vật tư thiết yếu  phục vụ  ngành trồng trọt luôn biến động về  giá  và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất.  Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường  nhiều  loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân bón trong nước.
Để tránh việc nhập nhèm phân bón chất lượng và kém chất lượng, làm gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp phải có bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật theo Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Lợi ích của chứng nhận hợp quy phân bón
Đối với doanh nghiệp:
Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng
Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự
Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với cơ quan quản lý:
Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
CHỨNG NHẬN HỢP QUY 
LIÊN HỆ: ĐẶNG THỊ MỸ - PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MB: 0903.516.399

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Điều 15. Loại phân bón phải khảo nghiệm
Các loại phân bón dưới đây bao gồm cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy để đưa vào sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên thị trường:
1. Phân bón mới tạo ra trong nước.
2. Phân bón nhập khẩu lần đầu có bằng độc quyền sáng chế (Patent) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sell-CFS) hoặc tương đương.
Điều 16. Điều kiện để được thực hiện khảo nghiệm phân bón
Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) có đủ các điều kiện dưới đây được quyền thực hiện khảo nghiệm phân bón:
1. Cơ sở khảo nghiệm phân bón:
a) Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón và/hoặc nghiên cứu phân bón trong quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Về nhân lực: có ít nhất 03 cán bộ kỹ thuật là biên chế chính thức hoặc hợp đồng từ 01 năm trở lên, có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: nông hoá thổ nhưỡng, nông học, trồng trọt hoặc các ngành có liên quan như: hoá học, sinh học, môi trường và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón.
2. Cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón tự khảo nghiệm:
a) Có Giấy phép sản xuất phân bón (đối với cơ sở sản xuất phân bón) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón (đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh);
b) Về nhân lực: theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 17. Đề cương khảo nghiệm phân bón
1. Trước khi thực hiện khảo nghiệm, cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm phải lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm phân bón theo quy định tại quy phạm khảo nghiệm phân bón, trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì thực hiện theo quy định tại Mục III Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm gửi đề cương khảo nghiệm phân bón được phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.
Điều 18. Đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón
1. Kết thúc khảo nghiệm phân bón, cơ sở có phân bón khảo nghiệm phải tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm. Việc đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm phân bón, trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì thực hiện theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở có phân bón khảo nghiệm tự chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm, ban hành quyết định về việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu và thực hiện công bố hợp quy theo quy định; lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón phục vụ việc thanh tra, kiểm tra.
Ms Mỹ- Phòng chứng nhận chất lượng
Mobi.: 0903.516.399

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

SẢN XUẤT PHÂN BÓN

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi Qúy khách hàng
Theo Nghị Định 202/2013/NĐ-CP quy định các vấn đề liên quan đối với đơn vị sản xuất phân bón như sau:
Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
đ) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
e) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu về nhân lực
a) Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
4. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón vô cơ tại Khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón
1. Giấy phép sản xuất phân bón gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở sản xuất phân bón;
b) Địa điểm sản xuất phân bón;
c) Loại hình, công suất, chủng loại, danh mục phân bón sản xuất;
d) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy phép.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Mỹ- Phòng chứng nhận chất lượng
Mobi.: 0903.516.399

CHỨNG NHẬN HỢP QUY

KÍNH GỬI QUÝ KHÁCH HÀNG!
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert xin gửi tới Quý khách hàng lời chúc sức khỏe và thịnh vượng.
Vietcert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phùhợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến Quý khách hàng Chứng nhận sau:
- Chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón vô cơ phù hợp theo Thông tư 29/2014/TT-BCT;
- Hướng dẫn xây dựng; đánh giá và chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, ISO 14001;
- Xây dựng hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ và hữu cơ.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Mỹ- Phòng chứng nhận chất lượng
Mobi.: 0903.516.399