Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN-NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐÁNG LƯU Ý CỦA NGHỊ ĐỊNH 108/2017/ND-CP



Sau gần 4 năm thực hiện nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón, ngày 20/9/2017 Chính Phủ đã ban hành nghị định 108/2017/NĐ-CP thay thế với 8 chương, 49 điều quy định về quản lý phân bón bao gồm: công nhận, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, quản lí chất lượng, nhãn, đặt tên, quảng cáo...

1. Những điểm mới của Nghị định 108/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất và buôn bán phân bón


- Điểm đ, khoản 1 điều 18 có quy định đơn vị sản xuất phân bón phải có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất.
-Đơn vị sản xuất phải có hệ thống quản lí chất lượng phù hợp với ISO 9001 (hiện nay mới nhất là ISO 9001:2015) hoặc tương đương. Đối với cơ sở mới thành lập muộn nhất sau 1 năm kể từ ngày thành lập
- Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, hóa học, sinh học
- Người bán phân bón phải có bằng cấp, chứng chỉ: tại điểm d khoản 1 điều 19 nghị định này quy định người trực tiếp bán phân bón phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng,...

Kết quả hình ảnh cho sản xuất phân bón

2. Nghị định 108/2017/NĐ-CP của chính phủ ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 20/9/2017

  
Ngoài những quy định về cơ sở sản xuất, để được sản xuất, kinh doanh phân bón tại Việt Nam, doanh nghiệp phải chú ý các thủ tục và giấy phép sau:
- Đối với sản phẩm: sản phẩm phải có quyết định công nhận lưu hành, chứng nhận hợp quy và phải được công bố hợp quy.
-Đối với điều kiện sản xuất: doanh nghiệp phải có "giấy phép sản xuất phân bón" phù hợp.
- Các thủ tục khác cần chú ý: các loại phân bón phải khảo nghiệm, quy định về tên và nhãn hàng hóa, các chỉ tiêu chất lượng phân bón đáp ứng quy định của nghị định 108,...


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT- Hỗ trợ tư vấn miễn phí về hoàn thiện hồ sơ và thủ tục liên quan tới Công nhận lưu hành, giấy phép sản xuất phân bón, thử nghiệm và chứng nhận hợp quy phân bón, Chứng nhận hệ thống ISO 9001:2015 các đơn vị sản xuất phân bón cũng như các lĩnh vực khác. 




Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.

--------------------------
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Nguyễn La: 0903.012.450

Mail: nghiepvu1@vietcert.org


Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

ĐĂNG KÝ DANH MỤC THỨC ĂN CHĂN NUÔI



Căn cứ Nghị định 39/2017/ NĐ – CP  về Quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Tại Điều 12, Chương IV: Tất cả các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản bắt buộc phải đăng ký vào danh mục Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

1.     Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phảI đáp ứng yêu cầu:
-
         Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng
-
         Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ( nếu có)
-
         Mỗi sản phẩm TACN có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 1 tên thương mại tương ứng
2.     Hồ sơ đăng ký TACN lưu hành tại Việt Nam.
-
         Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
-
         Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện sơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
-
         Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi (nếu có)
-
         Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ NNPTNT chỉ định hoặc thừa nhận.
-
         Mẫu nhãn của sản phẩm

·        Để được hỗ trợ và tư vấn vui lòng liên hệ
Ø SĐT: 0905 327679 Ms Thủy
Ø mail: trinhthuy.vietcert@gmail.com

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

CÁC BƯỚC ĐƯA SẢN PHẨM PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG


 Việt Nam là đất nước mạnh về nông nghiệp, nên lĩnh vực sản xuất phân bón là ngành rất thu hút doanh nghiệp đầu tư. Nhưng để đưa một sản phẩm phân bón ra lưu thông trên thị trường thì không thể thiếu bước quan trọng là chứng nhận hợp quy. Nhưng có ai hiểu chứng nhận hợp quy phân bón là gi? và Vì sao phải chứng nhận hợp quy phân bón?
# Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, phân bón là một loại vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất. Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân. Vì thế việc chứng nhận hợp quy là để đảm bảo chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường đảm bảo chất lượng.
Theo Thông tư 28/2017/TT-BNNPTNT: Phân bón thuộc nhóm 2, sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận hợp quy.
Theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP. Các bước đưa sản phẩm phân bón lưu thông trên thị trường:
Bước 1: Khảo nghiệm
Bước 2: Công nhận lưu hành sản phẩm phân bón
Bước 3: Chứng nhận hợp quy
Bước 4: Công bố hợp quy
=> Lưu thông trên thị trường

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905.327 679 Ms Thủy
Email: nghiepvu1@vietcert.org